Văn phòng: Phòng C12.08 nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

Điện thoại: 0243.8387566

Email: kinhte-qtkd@humg.edu.vn


       1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Mỏ - Địa chất  được thành lập theo Quyết định số 159/QĐ-BGD & ĐT – TCCB, ngày 17 tháng 01 năm 2000, khoa được thành lập trên cơ sở bộ môn “Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp” trực thuộc Ban giám hiệu Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

Tiền thân của bộ môn Kinh tế và Quản trị doanh nghiệp là hai bộ môn: bộ môn “Kỹ sư Kinh tế mỏ” và bộ môn “Kỹ sư Kinh tế địa chất và Nguyên liệu khoáng”. Trong đó, bộ môn “Kỹ sư Kinh tế mỏ” ra đời vào năm 1963 trong khoa Kỹ sư Kinh tế thuộc Trường đại học Bách Khoa Hà Nội. Khi Trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập (năm 1966), bộ môn Kỹ sư Kinh tế mỏ được biên chế vào khoa Mỏ của Trường với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo chuyên ngành Kỹ sư Kinh tế mỏ (mã số 12.02.30) và giảng dạy các môn học thuộc lĩnh vực kinh tế tổ chức cho các chuyên ngành kỹ thuật Mỏ, Địa chất của Trường. Còn bộ môn “Kỹ sư Kinh tế địa chất và Nguyên liệu khoáng” ra đời vào năm 1985 thuộc khoa Địa chất với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo chuyên ngành Kỹ sư Kinh tế địa chất (mã số 12.01.30) và giảng dạy các môn thuộc lĩnh vực kinh tế tổ chức cho các chuyên ngành kỹ thuật địa chất, dầu khí của Trường.

Tháng 10 năm 1994, bộ môn Kỹ sư Kinh tế mỏ và bộ môn Kỹ sư Kinh tế điạ chất và Nguyên liệu khoáng được sáp nhập thành bộ môn “Kinh tế - Quản trị doanh nghiệp” trực thuộc Ban Giám hiệu Nhà trường, với nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành kỹ sư kinh tế và quản trị doanh nghiệp theo 3 lĩnh vực: Mỏ, Địa chất và Dầu khí, đồng thời giảng dạy các môn kinh tế quản trị doanh nghiệp cho hầu hết các chuyên ngành kỹ thuật trong trường.

Từ ngày thành lập đến nay, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước đóng góp các thành quả của mình vào sự thành công chung trong sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất của toàn Trường.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Hiện nay, Khoa có 4 bộ môn, một văn phòng khoa và một phòng thực nghiệm. Đó là các bộ môn: bộ môn Kinh tế cơ sở, bộ môn Quản trị doanh nghiệp Mỏ, bộ môn Quản trị doanh nghiệp Địa chất - Dầu khí và bộ môn Kế toán doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ viên chức Khoa có 57 người (gồm 05 Cán bộ hợp đồng) trong đó 1 NGND, 2 NGƯT, 5 PGS, 19 TS, 30 ThS, 2 CN. 100% cán bộ giảng dạy trong Khoa có trình độ trên đại học. Hàng năm Khoa có kế hoạch bồi dưỡng các cán bộ tập sự và bồi dưỡng kết nạp đảng viên mới với mục tiêu cán bộ giảng dạy kinh tế vừa hồng vừa chuyên.

3. Các chương trình đào tạo

* Đào tạo đại học: Hiện nay khoa đang đào tạo 03 ngành

Quản trị kinh doanh: gồm các chuyên ngành: Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh dầu khí; Quản trị kinh doanh mỏ; Quản trị thương mại điện tử (bắt đầu từ năm học 2018-2019);

Ngành Kế toán, bao gồm các chuyên ngành: Kế toán – tài chính công, Kế toán doanh nghiệp

- Ngành Tài chính ngân hàng bao gồm: Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp (Bắt đầu đào tạo từ năm học 2019-2020)

* Đào tạo sau đại học

Chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản lý kinh tế 

Chương trình đào tạo tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế

4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Về công tác đào tạo

Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh bắt đầu đào tạo kỹ sư kinh tế mỏ từ khoá 8, kỹ sư kinh tế địa chất từ khoá 30, kinh tế và quản trị doanh nghiệp dầu khí từ khoá 37, kế toán doanh nghiệp từ khoá 46.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, Khoa đã xây dựng các chương trình 4 năm cho đào tạo đại học, 3 năm cho đào tạo cao đẳng và 1,5 năm cho đào tạo cao học theo chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Khoa đã hoàn thành 100% các môn học có giáo trình cấp nhà xuất bản hoặc cấp trường phục vụ cho đào tạo theo tín chỉ.

Hiện nay, số lượng sinh viên đang theo học các chuyên ngành của Khoa lên khoảng 3400 sinh viên (bao gồm sinh viên hệ chính quy và hệ vừa học vừa làm). Kết quả học tập của sinh viên trong Khoa ngày càng được nâng cao, đặc biệt là sinh viên hệ chính quy.

Khoa đã và đang hướng dẫn 46 NCS, trong đó có 34 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ; đã hướng dẫn 24 khóa học viên cao học, với tổng số trên 3000 HV bảo vệ luận văn tốt nghiệp thành công. Công tác đào tạo cao học và hướng dẫn NCS đã đi vào nề nếp, ổn định. Khoa tiếp tục củng cố và  mở rộng quan hệ đào tạo và liên kết với các khoa Kinh tế của các trường ĐH Giao thông vận tải, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Thương mại Hà Nội, ĐH Thuỷ lợi Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Quốc Gia Hà Nội, với các cơ sở bên ngoài như Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam... tận dụng tốt nhất mối quan hệ hợp tác đào tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường giao.

Về công tác nghiên cứu khoa học, phục vụ sản xuất

Bên cạnh nhiệm vụ chính là giảng dạy, nghiên cứu khoa học là hoạt động không thể thiếu của mỗi giảng viên đại học. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh luôn xác định nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải đi đôi với việc tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học góp phần tích lũy, cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực và chất lượng giảng dạy, đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Vì thế, hoạt động nghiên cứu khoa học của Khoa luôn diễn ra hết sức sôi động và đạt được nhiều thành tích quan trọng.

Hoạt động NCKH của Khoa ngày càng được đề cao và phát triển mạnh thông qua số lượng ngày một tăng các công trình nghiên cứu. Tính đến nay, Khoa đã chủ trì 22 đề tài cấp Bộ, 2 đề tài cấp Nhà nước và rất nhiều đề tài cấp cơ sở, đề tài phục vụ sản xuất.

Năng lực NCKH của Khoa còn thể hiện ở khả năng thực hiện rất nhiều hoạt động hợp tác NCKH với các đối tác nước ngoài. Một số hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế nổi bật nhưsau: tổ chức hội thảo về Đổi mới phương pháp giảng dạy hiện đại cho giảng viên trẻ, Trường Đại học Osnabrück, CHLB Đức, Ina Von der Beck (2012), hội thảo về Quản lý kinh tế trong hoạt động khoáng sản EMMA, Đại học khoa học ứng dụng Georg Agricola Bochum (2013& 2015), tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn về quản lý rủi ro trong doanh nghiệp, Đại học Khoa học ứng dụng Georg Agricola Bochum, Wolfgang Helmke (2014),...

Về công tác xã hội và công tác đoàn thể

Khoa có 4 chi bộ Đảng trực thuộc Đảng ủy bộ phận Khoa, Đảng ủy Trường Đại học Mỏ -Địa chất với 42 đảng viên. Hiện tại, một số đồng chí đang tham gia trong đội ngũ lãnh đạo Trường như: 1 đồng chí hiện đang là Trưởng phòng Tổ chức cán bộ kiêm Trưởng ban Thanh tra Nhân dân, 1 đồng chí là Phó Chủ tịch Công đoàn trường và là Đảng ủy viên Trường.

Đảng bộ bộ phận Khoa luôn luôn thể hiện rõvai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi hoạt động của Khoa. Định hướng phát triển Khoa, chương trình đào tạo, các đề tài nghiên cứu khoa học, các kế hoạch tuyển dụng cán bộ và những công tác quan trọng khác đều được bàn bạc thống nhất trong Đảng bộ bộ phận Khoa trước khi được triển khai. Hàng năm, Đảng bộ bộ phận Khoavà các Chi bộ trực thuộc đều đạt danh hiệu đơn vị Đảng trong sạch, vững mạnh.

Công đoàn Khoa thường xuyên cùng với lãnh đạo Khoa quan tâm đến đời sống, tâm tư tình cảm của cán bộ viên chức trong Khoa, tổ chức tốt công tác nghỉ mát, hiếu hỷ, thăm hỏi ốm đau và các hoạt động; tham gia tích cực các  cuộc vận động ủng hộ người nghèo, thiên tai, các phong trào thi đua do Bộ, Nhà trường và Khoa phát động. Chấp hành đầy đủ và triệt để các chính sách kinh tế, xã hội và pháp luật của Nhà nước.

Chính nhờ sự lãnh đạo của Chi bộ đảng, nhờ sự năng động của Ban Chủ nhiệm Khoa và Ban Chấp hành Công đoàn Khoa, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã trở thành đơn vị đoàn kết, nhất trí và hướng tới phát triển bền vững.

4. Mục tiêu và định hướng phát triển

Với cơ cấu tổ chức không ngừng được hoàn thiện, cơ cấu học thuật không ngừng được đổi mới, với sự lãnh đạo của Đảng ủy Trường, sự quản lý sát sao của Ban Giám hiệu, sự quan tâm của Công đoàn Trường, sự hợp tác giúp đỡ của các phòng, khoa, ban trong Trường và các cơ sở đào tạo ngoài Trường, bằng sự cố gắng vươn lên không ngừng của mỗi thành viên trong Khoa, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày càng được củng cố và phát triển, tiến tới đạt chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo, sẽ có những  đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp đào tạo cán bộ quản lý kinh tế của đất nước và sự phát triển không ngừng của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Các định hướng cụ thể như sau:

+ Về Đào tạo Đại học: Duy trì tốt nền nếp giảng dạy của các giảng viên trong khoa, tích cực khai thác nguồn sinh viên đầu vào bằng cách tăng cường hiệu quả các hình thức, phương thức quảng bá ngành đào tạo; tiếp tục xây dựng bổ sung ngành đào tạo và  chuyên ngành mới: Luật Kinh tế, Quản trị nhân lực, Marketing, quản trị Logistics. Đưa công tác đảm bảo chất lượng vào nền nếp; Tìm kiếm các cơ hội hợp tác quốc tế về đào tạo đại học.

+ Đào tạo sau đại học: Duy trì và phát huy các mối quan hệ trong khoa, trường và bên ngoài để mở rộng quy mô đào tạo, chú trọng đào tạo theo các địa chỉ (Tại các doanh nghiệp) và chú trọng sự kết nối với các cơ sở liên kết đào tạo; Phát triển liên kết đào tạo với các nước.

+ Nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất: Với mục tiêu gắn kết chặt chẽ hoạt động chuyên môn của các bộ môn và tạo điểu kiện để các giảng viên có khả năng triển khai ứng dụng chuyên môn tham gia các đề tài, dự án, nhằm gắn kết hoạt động đào tạo của khoa với thực tiễn sản xuất, tăng năng lực nghiên cứu, tăng thu nhập, đồng thời khẳng định uy tín khoa học của Khoa; Phát huy và khai thác những mặt mạnh của các thầy cô trong việc đề xuất ý tưởng, xây dựng đề tài các cấp, đặc biệt là khai thác đơn đặt hàng của các doanh nghiệp để thực hiện các đề tài phục vụ sản xuất; Khuyến khích các bộ môn xây dựng kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ NCKH nhằm đảm bảo huy động tốt nhất năng lực của mỗi người, mỗi bộ môn; Chú trọng đưa sinh viên xuất sắc vào tham gia NCKH cũng các thầy cô giáo.

+ Về phát triển đội ngũ: Nâng cao chất lượng nhân lực khoa nhằm phục vụ 3 mục tiêu lớn: (i) Đảm bảo nhân lực cho mở các ngành, chuyên ngành mới, (ii)  Đảm bảo nhân lực và nâng cao chất lượng trong đào tạo và (iii) Tăng cường sự hợp tác quốc tế với các trường nước ngoài.

+ Về công tác sinh viên: Sát sao về tình hình học tập của sinh viên thông qua công tác chủ nhiệm và cố vấn học tập, kết nối với các phòng ban và hỗ trợ để các em sinh viên được phục vụ một cách tốt nhất. Tìm các nguồn tài trợ để có thể tổ chức các sự kiện thu hút sinh viên tham gia các hoạt động phong trào, nghiên cứu khoa học, phát huy các ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên trong Khoa dựa trên năng lực của đội ngũ thầy cô giáo trẻ, định hướng để nâng cao chất lượng NCKH sinh viên.

+ Về liên doanh liên kết (trong nước, quốc tế):

Mở rộng quan hệ với khối các trường đào tạo kinh tế (Chương trình, cộng tác giảng viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo khối ngành).

Liên kết với nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để tăng thực hành, thực tập và giới thiệu việc làm cho sinh viên.

Tăng cường hợp tác với các nhà tuyển dụng, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nhân lực của xã hội về ngành nghề mà khoa đào tạo.

5. Khen thưởng

 Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã đạt được những thành tích đáng kể và nhận được sự khích lệ kịp thời của các cấp quản lý. Điều đó được thể hiện qua các hình thức khen thưởng mà khoa đã đạt được như sau:

 - Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 2823/GD-ĐT, ngày 7/7/2000

 - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 1615/GD-ĐT, ngày 3/5/2001

 - Bằng khen của BCH Công đoàn Giáo dục Việt Nam, số 247/QĐKT ngày 19/8/2004

  • Bằng khen của BCH Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, số 1110/QĐ-TLĐ, 18/08/2010
  • Giấy khen của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất, số 892 ngày 28/8/2012

 - Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, số 5462/QĐ-BGDĐT, 11/11/2015

- Bằng khen của BCH Công đoàn giáo dục Việt Nam, số 168/QĐ-CĐN, 03/08/2015

  • Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm học 2015-2016 của Bộ trưởng Bộ giáo dục tặng, số 663/QĐ-BGDĐT, 07/03/2017
  • Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm học 2016-2017 của Bộ trưởng Bộ giáo dục tặng, số 1524/QĐ-BGDĐT, 19/04/2018
  • Bằng khen của BCH Cồng đoàn giáo dục Việt Nam, số 206/QĐ-CĐN, 18/07/2018

Và nhiều giấy khen của Ban Giám hiệu, của Ban chấp hành Công đoàn, và của Đoàn Thanh niên Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

BAN CHỦ NHIỆM KHOA
Lê Minh Thống
Trưởng khoa
Đào Anh Tuấn
Phó Trưởng khoa
CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC
Điện thoại: 0243.8387566
Địa chỉ: Trường Đại học Mỏ - Địa chất số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.38387566
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0912080972
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0985376684
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0984033076
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0243.8387566
Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.37520358
Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.37550809
Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.37550805
Địa chỉ: Số 18, phố Viên,·phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 024.38383603
Địa chỉ: Số 18, phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội

 

Bài viết mới

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI GIỮA LÃNH ĐẠO KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ SINH VIÊN CHÍNH QUI NĂM HỌC 2024 - 2025

Chiều ngày 31/10/2024, Khoa Kinh tế- QTKD, Trường Đại học Mỏ- Địa chất đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Lãnh đạo Khoa và sinh viên chính quy năm học 2023 – 2024.

» Chi tiết

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ LẦN THỨ 7 - EMMA NĂM 2024

Trong hai ngày 23 và 24 tháng 10 năm 2024, tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Khoa Kinh tế - QTKD, cùng các đối tác trong và ngoài nước đã tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế lần thứ 7 về Quản lý Kinh tế trong hoạt động khoáng sản và các vấn đề phát triển bền vững (EMMA).

» Chi tiết

Hội nghị cán bộ, viên chức Khoa Kinh tế-QTKD năm 2024

Sáng ngày 15/10/2024, tại Phòng họp Phổ Yên – Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Khoa Kinh tế- QTKD đã tổ chức Hội nghị cán bộ, viên chức năm 2024.

» Chi tiết

CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10

Vào ngày 18/10/2024 vừa qua, Trường đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức buổi tri ân 20/10 dành cho các cô giáo trong cùng các bạn sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh nhằm tôn vinh các đóng góp của các chị em phụ nữ trong suốt thời gian vừa qua.

» Chi tiết

Giấy mời tham dự Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề Quản lý kinh tế trong hoạt động khoáng sản và các vấn đề phát triển bền vững (EMMA+)

Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề “Quản lý kinh tế trong hoạt động khoáng sản và các vấn đề phát triển bền vững” (EMMA+) được tổ chức định kỳ 2 năm một lần tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất

» Chi tiết

CONFERENCE DAY PROGRAM

7 th INTERNATIONAL CONFERENCE ON ECONOMIC MANAGEMENT IN MINERAL ACTIVITIES AND TOPICAL ISSUES IN SUSTAINABLE DEVELOPMENT (EMMA+)

» Chi tiết

Hội nghị tổng kết công tác đào tạo năm học 2023-2024 Khoa Kinh tế -QTKD

Chiều ngày 27/09/2024, tại Hội trường 300 – Trường Đại học Mỏ- Địa chất, Khoa Kinh tế- QTKD đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo năm học 2023-2024.

» Chi tiết

KHÓA ĐÀO TẠO KIẾN THỨC KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN 2024

Bạn đang có ý định khởi nghiệp? Bạn đang tìm hiểu về cách thức xây dựng một dự án khởi nghiệp? Hay đơn giản, bạn muốn tìm hiểu về cách thức hình thành một ý định khởi nghiệp?

» Chi tiết

Tết Trung thu “Đêm hội Trăng rằm 2024” tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Khuyết tật Hà Nội

Đem tình thương, để nụ cười thêm tươi nhân dịp Tết Trung thu. Chiều ngày 17/09/2024 tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ em Khuyết tật Hà Nội...

» Chi tiết

GS.TS Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất cùng Lãnh đạo Tỉnh Lào Cai đi khảo sát thực địa chọn phương án bố trí tái định cư cho các hộ dân Làng Nủ

Chiều ngày 15/9, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, đã dẫn đầu đoàn công tác đi khảo sát thực địa và chỉ đạo phương án bố trí tái định cư cho các hộ dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

» Chi tiết